/*--
*/

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Cao tốc Long Thành Dầu Giây - Tăng tốc cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam



TT - Sau gần hai năm khởi công xây dựng, tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP.HCM - Đồng Nai) dài 55km đã có hình hài với hàng chục kilômet đường đang gia tải, nhiều nhịp cầu cạn đã vươn dài và những thân trụ cầu bắc qua nhiều con sông to, sông nhỏ đã vươn cao.

Thi công trụ cầu Long Thành nối Q.9 (TP.HCM) và huyện Long Thành (Đồng Nai) - Ảnh: Thuận Thắng
Theo thiết kế, có trên 10km đường cao tốc được xây trên cao. Trong ảnh: một mố cầu đang được xây dựng ở Q.9, TP.HCM - Ảnh: T.Thắng
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ngô Thịnh Đức, việc hoàn thành xây dựng tuyến đường cao tốc này đang là một yêu cầu cấp bách. Bởi vì hiện nay tốc độ tăng trưởng giao thông rất cao trong vùng kinh tế trọng điểm này đang rất cần con đường cao tốc.
Việc xây dựng đường cao tốc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và quan trọng gắn kết ba trung tâm kinh tế lớn ở khu vực phía Nam là TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo hành lang công nghiệp - kinh tế dọc theo tuyến đường cao tốc hướng ra hệ thống cảng Thị Vải, Vũng Tàu. Con đường này sẽ kết nối và phát huy hiệu quả với mạng lưới giao thông đã có ở TP.HCM như đại lộ Đông - Tây, cầu Phú Mỹ, đường vành đai phía đông.
Giao lộ đường liên tỉnh 25B (đại lộ Đông - Tây) - Lương Định Của (Q.2) là điểm đầu dự án tuyến đường cao tốc này. Từ đây nối đến đường cao tốc chính ở Q.9 dài 4km. Cảnh quan hai bên đường cao tốc rất thưa thớt nhà dân. Tại công trường của gói thầu 1B, hàng trăm chiếc dầm cầu nằm trên bãi đúc. Những nhịp dầm dài 40m và nặng 70 tấn này sẽ được nhà thầu lắp đặt khi xây xong trụ cầu.
Không khí sôi động nhất ở gói thầu số 2 là công trình xây dựng cầu Long Thành (nối Q.9, TP.HCM và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) dài 1,7km. Đây là chiếc cầu dài nhất và là chiếc cầu đầu tiên của đường cao tốc bắc qua sông Đồng Nai do những người thợ của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 và 8 thi công.
Nhìn từ xa là hàng trăm trụ của cầu cạn làm đường dẫn nối với cầu Long Thành, mỗi chiếc cách nhau khoảng 40m ngày càng vươn cao. Trên đỉnh trụ cầu cao 26m nhìn xuống hàng trăm trụ cầu phía trước có thể hình dung được cây cầu này trong tương lai như thế nào. Trên toàn tuyến cao tốc này có khoảng 20 chiếc cầu như thế được thi công.
Tại gói thầu số 3 ở Nhơn Trạch, số lượng công nhân làm việc ở đây ít hơn các gói thầu khác do nhà thầu sử dụng nhiều thiết bị hiện đại. Trên công trường này có hai đơn vị thi công Nhật và Hàn Quốc đang hoạt động không ngừng nghỉ. Dù công trình đã sử dụng nhiều thiết bị để chống nền đất yếu nhưng các kỹ sư ở công trường chỉ hi vọng tuyến đường cao tốc này sẽ không bị lún như đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và đại lộ Đông - Tây ở TP.HCM, vì họ cho rằng rất khó lường những diễn biến xảy ra trong lòng đất.
Ông Lê Cao Hiển, phó Ban quản lý dự án đường cao tốc, cho biết cuối năm 2013 con đường sẽ hoàn thành. Lúc đó, từ TP.HCM đi Vũng Tàu sẽ rút ngắn được 20km so với đi lối xa lộ Hà Nội và quốc lộ 51. Khi có đường cao tốc người dân Q.9 (TP.HCM) và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) không còn bị cách trở bởi sông, rạch và đường về TP.HCM rất gần.
Không chỉ kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ, đường cao tốc này còn kết nối với sân bay quốc tế Long Thành (kế hoạch xây dựng vào năm 2015) và rút ngắn thời gian hành trình đến sân bay mới này.
Đây là con đường khởi đầu để nối dài với các tuyến đường cao tốc khác trong dự án tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Tây nguyên - Hà Nội. Bộ Giao thông vận tải cũng vừa phê duyệt xây dựng đường cao tốc từ Dầu Giây đi Phan Thiết dài 101,2km và theo quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ, sẽ triển khai dự án tuyến đường cao tốc từ Dầu Giây đi Đà Lạt dài 189km.
Sơ đồ hướng tuyến của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Đồ họa: V.cường
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng chiều dài 55km, trong đó có 51km là đường cao tốc được thiết kế cho xe chạy vận tốc 120km/giờ và 4km đoạn từ giao lộ liên tỉnh lộ 25B - Lương Định Của (còn gọi là nút giao An Phú) đến đường vành đai 2 (Q.9) được xây dựng là đường đô thị. Đoạn từ nút giao An Phú đến Long Thành dài 23,9km đi qua các quận 2 và 9, TP.HCM và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai). Đoạn từ Long Thành đến Dầu Giây dài 31,1km đi qua các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ và Thống Nhất (Đồng Nai).
Dự án có tổng vốn đầu tư 932,4 triệu USD gồm vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) và vốn của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2013. Vận tốc thiết kế của đường này tương tự như thiết kế của đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương mà hiện nay Bộ Giao thông vận tải cho phép chạy tối đa 100km/giờ.
                       Theo Tuổi trẻ online ngày 03/09/2011

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

AI CŨNG CÓ THỂ ĐẦU TƯ!!!

Đô Thị Mới Phước An cách TPHCM chỉ 15Km.
Nằm ngay Trung Tâm Tam Giác Kinh tế lớn nhất: TP HCM–Tp.Biên Hòa-TP.Vũng Tàu
- Nhơn Trạch là “cái rốn” kinh tế của TP.HCM-Biên Hoà-Vũng Tàu.
- Phước An nằm trong khu trung tâm Thành phố Nhơn Trạch. 

  
- Từ dự án Phước An dễ dàng di chuyển ra Quốc lộ 51 khoảng 3km, đi cao tốc Long Thành Dầu Dây 15km, cao tốc liên vùng phía Nam 1,5km, cao tốc Biên Hoà Vũng Tàu 9km. Sân bay Quốc tế Long Thành 10Km. Với qui mô rộng 5000ha, vốn đầu tư 12 tỷ USD. Dự kiến vào năm 2020 chính thức đưa vào hoạt động khai thác 2 đường băng và tầm nhìn đến năm 2030 khai thác hết công suất 4 đường băng. Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ trở thành sân bay lớn nhất khu vực Đông Nam Á.


- Phước An nằm gần các cụm Công nghiệp lớn Nhơn Trạch (I, II, III, IV, V, VI rộng 1.000ha)
-  Phước An được bao quanh hơn 30 cảng lớn nhỏ như Cảng sân bay Quốc tế Long Thành, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước, cảng Cái Mép, cảng Phước An,…
- Phước An được xây dựng trên vùng đất cao hơn TP.HCM 22m so với mực nước biển.
Các tuyến đường chính: 
1.     Nằm trên đường số 1 rộng 53m kết nối đường số 2.
2.     Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
3.     Đường cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu.
4.     Đường cao tốc Liên vùng phía Nam.
5.     Đường vành đai 3 nối qua Tp HCM bởi cầu Nhơn Trạch... giao thông trong khu vực thuận tiện, xuyên suốt tới các vùng miền.
Đã hoàn thiện hạ tầng (CÂY XANH PHỦ KÍN, ĐƯỜNG ĐÃ TRẢI NHỰA NÓNG, HỆ THỐNG ĐIỆN CÁP NGẦM, ĐÃ PHÂN BLOCK…)
Cty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Phúc Khang.
Tự hào là Chủ đầu tư bán đất nền hoàn thiện cơ sở hạ tầng-Giá gốc bao VAT-Thanh toán theo tiến độ, bao gồm các loại nhà:

Nhà phố liên kế:
- LK12 MT đường 14m DT 5 x 19.5 = 97.5m2 x  2.7 triệu/m2 = 263 triệu/nền
- LK12 MT đường 35m DT 5x19.5 =97.5m x 3.3 triệu/m2 = 321 triệu/nền
- LK6 MT đường 30m (đối diện CV,TTTD thể thao) DT 6 x  24.5 = 147m x  3.6 triệu/m2 = 529 triệu/nền
- LK2 MT đường 14m DT 6x24.5 =147mx2.5 triệu/m2 = 367.5 triệu/nền
- LK2 MT đường 35m DT 6x24.5 =147mx3.150 triệu/m2 = 463 triệu/nền
Liên kế  vườn
Block K MT đường 14m DT 7x23=161m x 2.426tr/m2=390 triệu/nền
Block K MT đường 30m DT 7x23=161m x 3.150tr/m2=505 triệu/nền
Block D MT đường 17m DT 7x23=161m x 2.7tr/m2 = 435 triệu/nền

Biệt thự:           10x21.5=215m2x2.3 triệu/m2=495triệu/nền

Có nhiều vị trí đẹp để lựa chọn theo các trục đường chính trong dự án, nhiều lô góc 2 mặt tiền mang tính thương mại cao!!!

PHƯƠNG THỨC ĐẶT CỌC VÀ THANH TOÁN!!!


Đặt cọc 30.000.000/nền sau 03 –> 07 ngày ký hợp đồng đợt
Đợt 1 :   30%    (ngay khi ký hợp đồng).
Đợt 2 :   20%    (3 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 3 :   10%    (5 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 4 :   10%   (7 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 5 :   10%    (9 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 6 :   10%    (12 tháng sau khi ký hợp đồng). 
Đợt 7 :   5%     (15 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 8 :   5%      (khi ký biên bản giao nền).

Nhóm nhà ở:
- Lk1(6x19.5m) MT đường 30m đường D11.
- Lk2(6x24.5m) đường D6, D7 MT đường 35m và 14m.
- Lk5(6x24.5m) đường N1 và N14 mặt tiền đường 35m và 14m.
- Lk6(6x24.5m) đường D15 mặt tiền đường 30m đối diện Công viên, Trung      tâm TDTT
- LK12(5x19.5m) đường N1, N9 mặt tiền đường 35m và 14m.
- SLK(7x23m) đường D11 và D10 mặt tiền đường 30m và 17m.
- SLD(7x23.25m) đường N17, N20 mặt tiền đường 17m.
- BT6(10x21.5m) đường N9, N10 mặt tiền đường 14m….
Tưng bừng khuyến mãi rút thăm trúng thưởng hơn 1 tỷ đồng.
Bao gồm các giải thưởng:

01 Giải đặc biệt: Nền đất trị giá 322 triệu (DT 5x19.5m MT đường 35m)
01 giải nhất: bộ trang sức kim cương Bảo Tín K&K trị giá 100 triệu.
06 giải nhì: Xe máy Piaggio LX 125.
08 giải ba: điện thoại Iphone 4.
12 giải khuyến khích: Tivi LCD 32 inch.

 Liên hệ:  
HOÀNG ANH HÙNG
                 ĐT: 0935.73.73.73
Mail: hunghoanganh2999@gmail.com
Để được tư vấn và hướng dẫn đi tham quan dự án miễn phí mỗi ngày bằng xe 7 chỗ đời mới!!!


Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Video khu đô thị mới Phước An









Đô Thị Mới Phước An

Nằm trong thành phố mới Nhơn Trach, vệ tinh của Sài gòn, khu đô thị mới Phước An sở hữu trong mình nhiều tiềm năng về vị trí, địa hình và hạ tầng kĩ thuật, xã hội hứa hẹn là chốn an cư tiện ích và tuyệt vời cho cuộc sống của bạn.
 Vị trí dự án
Cách TP.HCM khoảng 15km, ĐTM Phước An có diện tích 150ha, nằm hai bên trục giao thông chính của Thành phố mới Nhơn Trạch ngay mặt tiền Đường số 1 rộng 53m, gần Trung tâm Hành chính, ngân hàng, trường học…về Q9 cũng chỉ 15phút bằng cầu Nhơn Trạch.



Dự án được chính phủ chọn dựa vào tiềm năng thực thụ cũng như vị trí chiến lược đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển BĐS hiện nay như:
- Phát triển về hướng Đông
- Phát triển dựa vào CSHT thiết yếu như Cầu, Cảng, Sân bay
- Phát triển dựa trên vị trí của các vùng kinh tế đã phát triển như: Sài Gòn–Biên Hòa–Vũng Tàu
- Phát triển dựa vào sự kết nối huyết mạch như đường quốc lộ, vành đai.

Tiện ích

Với độ cao 20m so với mực nước biển và cấu trúc địa tầng vững chắc, việc lựa chọn nơi đây đã được tính trước diễn biến phức tạp của tình trạng biến đổi khí hậu, giao thông đô thị trong tương lai nhằm tránh tình trạng kẹt xe, ngập lụt như các đô thị không được quy hoạch đồng bộ.

 Dự án có tính chất của một khu đô thị hoàn chỉnh với nhiều công trình công cộng đồng bộ và hiện đại: Trung tâm tài chính Ngân hàng, Trung tâm thương mại – dịch vụ, siêu thị, khách sạn, trường học, chợ… hạ tầng đã hoàn thiện. Kết nối giao thông với cụm Cảng quốc tế Long Thành, Cát Lái, Phước An, Cái Mép. Gần ĐTM Đông Sài Gòn, liền kề dự án Berjaya(Malaysia) và nhiều dự án khác.

Với trên 30 Cảng chuyên dùng và 6 KCN Nhơn Trạch với hàng ngàn hecta được lấp đầy và đã đi vào hoạt động – Nhơn Trạch phát triển là điều tất yếu.
 

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

KCN Biên Hòa 1 sẽ thành khu đô thị

Theo Tuổi Trẻ
Hiện trạng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai - Ảnh: HÀ MI

Để cứu sông Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai cho hay đã hoàn thiện một đề án di dời hơn 100 doanh nghiệp ra khỏi Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 trong vòng mười năm.

Khi đó, KCN này sẽ khoác áo mới và trở thành một khu đô thị kết nối TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nói về đề án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - dịch vụ - thương mại, ông Đinh Quốc Thái, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết: “KCN Biên Hòa 1 hình thành sớm nhất ở miền Nam, vào năm 1963, hạ tầng xây dựng công nghệ cũ, thiếu hệ thống xử lý nước thải đồng bộ đã gây ô nhiễm nặng cho sông Đồng Nai. KCN này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử nên việc chuyển đổi công năng thành khu đô thị - dịch vụ - thương mại theo chủ trương của Chính phủ nhằm bảo vệ sông Đồng Nai là cần thiết”.

Di dời KCN để cứu sông Đồng Nai

Theo Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai, tổng lượng nước thải phát sinh tại KCN Biên Hòa 1 khoảng 8.600m3/ngày. Sau nhiều lần giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp vi phạm khắc phục hệ thống xử lý nước thải, đến nay tổng lượng nước thải đã được thu gom xử lý đạt khoảng 95%. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy nước thải cũng còn một vài thông số chưa đạt quy định, trong đó có các tác nhân về ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh.

Tháng 3-2011, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) đã có văn bản chỉ đạo về điều chỉnh tần suất giám sát môi trường KCN này. Theo đó, yêu cầu các nhà máy riêng lẻ phải thực hiện giám sát điểm xả nước thải tối thiểu ba tháng một lần, đồng thời  yêu cầu giám sát thêm thông số về kim loại nặng tại bảy vị trí xả nước thải của KCN.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tình trạng ô nhiễm ở khu vực sông Đồng Nai và sông Cái (cạnh KCN Biên Hòa 1) vẫn còn tái diễn. Tại khu vực làng cá bè ở P.Thống Nhất, xã An Bình, xã Hiệp Hòa (TP Biên Hòa), có những đoạn nước sông vẫn đục, bốc mùi. Khảo sát cho thấy nhánh sông Cái nằm trên sông Đồng Nai cũng là nguồn tiếp nhận nước thải từ KCN Biên Hòa 1 và các loại nước thải đa dạng, chưa được xử lý tốt từ TP Biên Hòa, từ hoạt động giao thông thủy, nuôi cá bè… nên chất lượng nước chưa đạt yêu cầu, bị ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh như coliform.

Cũng theo Sở TN-MT, kết quả giám sát ô nhiễm ở KCN Biên Hòa 1 vừa qua cho thấy vẫn còn 10 doanh nghiệp nằm trong danh sách gây ô nhiễm gồm: Xí nghiệp may công nghiệp Đồng Nai (Công ty cổ phần tổng hợp gỗ Tân Mai), Công ty TNHH sản xuất hàng mây gỗ Đồng Nai Bochang, Công ty cổ phần Bêtông Biên Hòa, Công ty cổ phần Cơ khí luyện kim, Công ty May Đồng Nai (Donagamex), Công ty TNHH một thành viên Chế tạo động cơ (Vinappro), Công ty gạch men Thanh Thanh, Công ty liên doanh thực phẩm và nước giải khát Dona Newtower, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa, Công ty cổ phần Bông vải và kinh doanh tổng hợp miền Đông.

Ưu đãi cao nhất cho doanh nghiệp khi di dời

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đinh Quốc Thái nói: “Quy hoạch, chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - dịch vụ - thương mại là một đòi hỏi bức thiết. Tỉnh không thể để tồn tại một KCN lạc hậu, hệ thống xả thải còn chưa đảm bảo đã gây ô nhiễm sông Đồng Nai nhiều năm như vậy. Hơn thế, sông Đồng Nai cung cấp nước sinh hoạt cho dân Đồng Nai và hai phần ba dân số TP.HCM nên không thể để KCN này tồn tại và sẽ tiếp tục gây ô nhiễm”.

Về phương án chuyển đổi công năng, ông Thái cho biết các cơ quan chức năng đã làm việc với 105 doanh nghiệp nằm trong KCN Biên Hòa 1, đa số đều đồng tình nhưng vẫn còn băn khoăn về quyền lợi của họ khi phải di dời. Chủ trương của tỉnh là sẽ bồi thường, hỗ trợ di dời thỏa đáng. Đồng thời, tỉnh cũng giao chủ đầu tư có chính sách hỗ trợ đối với người lao động để các doanh nghiệp di dời ổn định sản xuất và tái đầu tư tại vị trí mới.

Một chính sách đặc biệt khác nữa là tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1 đều được ưu tiên tham gia làm cổ đông của một công ty mới sẽ được thành lập để quản lý dự án khu đô thị - dịch vụ - thương mại sau khi chuyển đổi.

Hiện tỉnh đang tính toán với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh phù hợp trước mắt sẽ di dời về KCN Giang Điền (huyện Trảng Bom), còn lại sẽ dời đến các KCN Nhơn Trạch I, II, III, IV và Ông Kèo…Theo đề án, việc chuyển đổi công năng này sẽ chia làm ba giai đoạn, đến năm 2022 các doanh nghiệp sẽ di dời xong. Ngay trong quý 4-2011 sẽ có một số doanh nghiệp di dời để chủ đầu tư tiến hành xây dựng hệ thống hạ tầng khu đô thị - dịch vụ - thương mại.

Theo ông Đinh Quốc Thái, quá trình lập đề án tỉnh đã giao chủ đầu tư tính toán sao cho các doanh nghiệp khi di dời không bị ảnh hưởng lớn. Tỉnh Đồng Nai sẽ áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ cho các doanh nghiệp di dời nhằm bảo vệ môi trường trong tương lai.

Theo đề án, khu đô thị - dịch vụ - thương mại có diện tích trên 320ha nằm giáp với xa lộ Hà Nội (gần ngã tư Vũng Tàu) sẽ mọc lên tại KCN Biên Hòa 1 hiện nay. Khu đô thị này bao gồm các tòa nhà chung cư, biệt thự kết hợp với các công trình dịch vụ, thương mại…Giai đoạn 1 (2011-2012), chủ đầu tư vừa tổ chức cho doanh nghiệp di dời vừa xây dựng khu vực phía tây nam và khu vực phía đông bắc của KCN Biên Hòa 1. Giai đoạn 2 (2013-2017) xây dựng khu phía tây dọc bờ sông Cái và khu vực trung tâm cảnh quan chính. Giai đoạn 3 (2018-2022), sẽ xây dựng các khu vực còn lại.

Tác giả: Hà Mi

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Đô Thị Mới Phước An

Đô Thị Mới Phước An

Nằm trong thành phố mới Nhơn Trach, vệ tinh của Sài Gòn, khu đô thị mới Phước An sở hữu trong mình nhiều tiềm năng về vị trí, địa hình và hạ tầng kĩ thuật, xã hội hứa hẹn là chốn an cư tiện ích và tuyệt vời cho cuộc sống của bạn

 Vị trí dự án
Cách TP.HCM khoảng 15km, ĐTM Phước An có diện tích 150ha, nằm hai bên trục giao thông chính của Thành phố mới Nhơn Trạch ngay mặt tiền Đường Số 1 rộng 53m, gần Trung Tâm Hành Chính, ngân hàng, trường học…về Q9 cũng chỉ 15phút bằng cầu Nhơn Trạch.



Dự án được chính phủ chọn dựa vào tiềm năng thực thụ cũng như vị trí chiến lược đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển BĐS hiện nay như:
- Phát triển về hướng Đông
- Phát triển dựa vào CSHT thiết yếu như Cầu , Cảng, Sân Bay
- Phát triển dựa trên vị trí của các vùng kinh tế đã phát triển như: Sài Gòn – Biên Hòa – Vũng Tàu
- Phát triển dựa vào sự kết nối huyết mạch như đường quốc lộ, vành đai.

Tiện ích

Với độ cao 20m so với mực nước biển và cấu trúc địa tầng vững chắc, việc lựa chọn nơi đây đã được tính trước diễn biến phức tạp của tình trạng biến đổi khí hậu, giao thông đô thị trong tương lai nhằm tránh tình trạng kẹt xe, ngập lụt như các đô thị không được quy hoạch đồng bộ.


 Dự án có tính chất của một khu đô thị hoàn chỉnh với nhiều công trình công cộng đồng bộ và hiện đại: Trung tâm tài chính Ngân Hàng, Trung tâm thương mại – dịch vụ, siêu thị, khách sạn, trường học, chợ… hạ tầng đã hoàn thiện. Kết nối giao thông với cụm Cảng quốc tế Long Thành, Cát Lái, Phước An, Cái Mép. Gần ĐTM Đông Sài Gòn, liền kề dự án Berjaya(Malaysia) và nhiều dự án khác.


Với trên 30 Cảng chuyên dùng và 6 KCN Nhơn Trạch với hàng ngàn ha được lấp đầy và đã đi vào hoạt động – Nhơn Trạch phát triển là điều tất yếu.
 

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Ngân hàng “nới van” tín dụng cho nhà thu nhập thấp

Việc dự án nhà thu nhập thấp (TNT) Kiến Hưng vừa chính thức được một ngân hàng thương mại cho vay được xem là động thái tích cực cho việc nới lỏng tín dụng. Nhưng điều đó cũng thể hiện những hạn chế trong việc tiếp cận vốn ưu đãi.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam.


Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam

* Sự kiện Ngân hàng Vietinbank vừa ký hợp đồng tài trợ vốn cho dự án nhà TNT Kiến Hưng (Hà Đông – Hà Nội) với khoản vay lên tới 300 tỷ đồng trong bối cảnh các ngân hàng đang phải chịu sức ép về thắt chặt tín dụng. Ông nhận định thế nào về việc này?

Tôi nghĩ rằng, chúng ta đã có những động thái đáng khích lệ và đúng hướng, ngân hàng bắt đầu “nới van” cho các dự án nhà ở, đặc biệt là đối với những dự án nhà ở TNT.

Việc ký kết tài trợ vốn của Ngân hàng Vietinbank lần này cũng minh chứng cho hoạt động uyển chuyển mềm mại hơn từ phía các ngân hàng, đồng thời khẳng định chủ trương của Đảng và nhà nước trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, chống lạm phát.

* Theo quy định, các dự án nhà TNT sẽ được vay vốn từ Ngân hàng phát triển với lãi suất ưu đãi, nhưng tại sao chủ đầu tư dự án này là Vinaconex Xuân Mai lại phải vay tiền từ một ngân hàng khác với lãi suất thương mại?
Quyết định 67 của Thủ tướng quy định, các doanh nghiệp phát triển nhà ở TNT được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam nhưng cho đến nay, số lượng dự án cũng như lượng vốn mà Ngân hàng phát triển Việt Nam tài trợ cho các dự án TNT còn rất hạn chế.

Theo tôi, ở đây có 2 khía cạnh. Về phía khách quan, Ngân hàng phát triển cũng có những khó khăn nhất định trong việc huy động vốn trên thị trường mà Chính phủ lại giao nhiệm vụ huy động vốn cho rất nhiều chương trình, nhiều dự án quan trọng.

Nhưng về phía chủ quan, tôi cho rằng lãnh đạo Ngân hàng phát triển Việt Nam cũng chưa nhận thức đúng cái tầm quan trọng, chưa tham gia mạnh mẽ, thể hiện vai trò của mình một cách đúng mức trong chính sách nhà ở TNT. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải ngân hàng thương mại, và khi vay ngân hàng thương mại thì giá thành sẽ đổ vào đầu người mua.


Vay với lãi suất thương mại vẫn được xem là động thái tích cực trong bối cảnh siết chặt tín dụng (ảnh phối cảnh nhà TNT Kiến Hưng)

* Ông từng nói rằng để tháo gỡ khó khăn, doanh nghiệp cần tập trung vào phân khúc có tính thanh khoản cao nhưng ngay cả dự án nhà TNT trong thời gian gần đây cũng lình xình chuyện bị “ế”. Vậy thì doanh nghiệp làm sao mà thoát khỏi bế tắc về vốn được?

Tôi xin khẳng định là nhà TNT không ế tý nào. Cụ thể như ở dự án nhà TNT Sài Đồng do Handico làm chủ đầu tư, tôi kiểm tra rất cụ thể trong số khoảng 420 căn hộ đã được khách hàng đăng ký mua nhà, chỉ có 20 người không ký hợp đồng (chiếm chưa đến 5%), còn lại tất cả đều đã ký hợp đồng.

Một dự án khác nhà TNT Đặng Xá (Gia Lâm) do Viglacera làm chủ đầu tư, hiện nay số khách hàng nộp đơn mới được trên một nửa so với gần 1000 căn hộ là do UBND Tp Hà Nội giới hạn đối tượng theo địa bàn, còn đúng ra theo chính sách là toàn bộ người dân ở trên thành phố Hà Nội là đều được quyền mua.

Về việc này, chúng tôi đã có văn bản gửi UBND Tp Hà Nội đề nghị có điều chỉnh lại mở rộng đối tượng đúng theo quyết định 67 và không giới hạn theo địa bàn. Nhu cầu về nhà ở xã hội hiện nay vẫn rất cao vì thế cũng ko thể nói là thừa. 

* Nhiều ý kiến cho rằng, nhà TNT ở Hà Nội còn cao hơn nhà thương mại ở Tp HCM. Ông nghĩ sao?

Chỉ tính riêng ở Hà Nội, giá nhà giữa các dự án là khác nhau. Chúng ta đang tổ chức phát triển nhà TNT chủ yếu theo cơ chế thương mại có sự hỗ trợ và kiểm soát của nhà nước. Ví dụ như doanh nghiệp phải đền bù GPMB cho người dân theo giá thị trường, rồi mỗi nơi một khác, mức độ hoàn thiện, vị trí, quy mô căn hộ các dự án khác nhau khiến giá thành cũng khác nhau. 

Bởi vậy, ngay trong ở Hà Nội chúng ta cũng không thể so sánh giữa các dự án với nhau. Còn giữa Hà Nội với Tp HCM lại càng không thể có sự so sánh bởi từ xưa đến nay, nhà ở Hà Nội luôn đắt hơn Tp HCM… 

Xin cảm ơn ông!
DiaOcOnline.vn - Theo Dân Trí

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Tiến Độ Thanh Toán

Đặt cọc 30.000.000/nền sau 03 –> 07 ngày ký hợp đồng đợt Đợt 1 :   30%    (ngay khi ký hợp đồng).

Đợt 2 :   20%    (3 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 3 :   10%    (5 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 4 :   10%   (7 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 5 :   10%    (9 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 6 :   10%    (12 tháng sau khi ký hợp đồng). 
Đợt 7 :   5%     (15 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 8 :   5%      (khi ký biên bản giao nền).

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Đất ven Sài Gòn tăng giá, nội thành đứng yên

 Tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương đất nền và căn hộ rục rịch bước vào đợt tăng giá mà vẫn thu hút nhà đầu tư với nhiều giao dịch thành công. Trong khi đó, địa ốc TP HCM có chiều ngược lại, đứng giá và ít bán mua Khảo sát của VnExpress.net, đầu tháng 5, thị trường bất động sản phía Nam tiếp tục hút vốn ở các khu vực giáp ranh TP HCM. Giá bán trên thị trường tự do của dòng sản phẩm nhà đất ven đô cũng tăng trung bình 10-15%.


Khách hàng đang xem chi tiết nhà đất vùng ven thuộc các tỉnh giáp ranh TP HCM => khu đô thị mới Phước An- Nhơn Trạch - Đồng Nai

Dự án đất nền tại Long An Everluck Residence được rao bán giai đoạn 3 vào đầu quý II đã tăng giá 5% so với hồi quý I. Riêng tại huyện Cần Giờ nằm ở rìa phía đông TP HCM đột ngột hút nhà đầu tư săn đất nền vào cuối tháng 4 với mức giá 2,2-3 triệu đồng mỗi m2 loại đất trồng cây lâu năm. Đây là mức giá khá cao so với mặt bằng chung của huyện, bởi lẽ theo khung giá đất của UBND TP HCM ban hành, đất huyện Cần Giờ được xếp vào hạng thấp nhất, trung bình vài trăm nghìn đồng mỗi m2.

Thống kê từ hệ thống sàn giao dịch bất động sản Vinaland tại TP HCM, trong một tuần qua, chỉ có giá đất nền ở khu Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, tăng 0,1% tương đương 100.000 đồng mỗi m2. Còn lại, hầu hết giá căn hộ và đất nền tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố có tỷ lệ tăng giá bằng 0%.


Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc ACBR Phạm Văn Hải giải thích: "Nhà đất vùng ven hút khách và tăng giá vì giá bán khởi điểm còn thấp".

Theo ông Hải, đa số nhà đầu tư và khách hàng dồn tiền nhàn rỗi vào dòng sản phẩm ven đô đều có chung kỳ vọng, khi hạ tầng liên vùng hoàn thiện, kết nối tốt thì khả năng sinh lời sẽ cao. Trong khi đó, nhà đất nội thành TP HCM giá hiện nay đã ngất ngưỡng, hạ tầng cũng chưa tạo ra nhiều đột biến, nên bất động sản nội đô đang bước vào giai đoạn bão hòa về giá, bị giảm sức hút đối với nhà đầu tư.

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Phúc Khang, Luk Ban La phân tích, ba tỉnh giáp ranh TP HCM gồm: Đồng Nai, Bình Dương và Long An vẫn còn đất nền nên dòng vốn chắc chắn sẽ tiếp tục đổ về thị phần này. "Ngày càng có nhiều đường liên tỉnh, cao tốc, cầu kết nối TP HCM theo trục phía Đông và phía Nam nên nhiều khả năng giá nhà đất vùng ven sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới", ông La nói.


Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, dòng vốn chảy vào bất động sản ngoại đô trong khi giá nhà đất khu vực nội thành đứng im một thời gian dài vì Sài Gòn đã sắp hết đất nền giá rẻ, còn căn hộ chung cư giá lại quá cao. Trong giai đoạn tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định, các kênh đầu tư còn bấp bênh, gửi tiền vào đất giá rẻ được nhiều điểm lợi. "Một là kỳ vọng tăng giá để sinh lời, hai là không cần vốn mạnh cũng có thể sở hữu bất động sản. Đây cũng là kênh tiết kiệm ít rủi ro trong trung và dài hạn vì tiền đầu tư không bị trượt giá", một chuyên gia nhận xét.

Theo VNEXPRESS

Bộ Xây dựng đề xuất “giải cứu” thị trường bất động sản

Lãnh đạo Bộ Xây dựng nói về đề xuất “giải cứu” bất động sản

Việc đề xuất kiến nghị “giải cứu” thị trường bất động sản không phải là lợi ích của Bộ Xây dựng, cũng chẳng phải là lợi ích của nhóm nào cả mà là vì nền kinh tế. Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định với Báo chí chiều ngày 29/6, sau khi Bộ vừa có đề xuất gửi tới Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Cụ thể, Bộ Xây dựng chính thức đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và hướng dẫn các ngân hàng thương mại điều chỉnh tỷ trọng các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản.

Hiện có nhiều thông tin trái chiều bình luận về những đề xuất này. Nhiều ý kiến cho rằng cứ để thị trường bất động sản diễn ra theo quy luật vốn có của nó chứ không cần phải “giải cứu”.

Trong các phản hồi , nhiều ý kiến khác cũng nhìn nhận rằng, chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với lĩnh vực bất động sản thời gian qua là hoàn toàn đúng đắn; nên tiếp tục duy trì chính sách này, đặc biệt, đây là thời điểm để đưa giá bất động sản về gần với giá trị thực của chúng.

Không những thế, một số quan điểm lý giải việc đề xuất “giải cứu” cho thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng là “để cứu nhóm lợi ích hơn là lành mạnh hóa thị trường và hỗ trợ tích cực những người có nhu cầu thực mà chưa tiếp cận được với nhà ở…” (?).

Khi chuyển những phản hồi trên trước đề xuất của Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thẳng thắn nói: nhiều người còn chưa hiểu, chưa nắm rõ được đề xuất của Bộ Xây dựng, vì Bộ không đề xuất nới lỏng tín dụng mà là đề xuất chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với các khoản mục bất động sản.

“Trong lĩnh vực bất động sản có rất nhiều thành phần cho vay khác nhau. Đề xuất ở đây chỉ là chuyển đổi từ cái này sang cái kia cho linh hoạt, cơ cấu lại tỷ trọng tín dụng các thành phần bất động sản cho đúng hướng và phù hợp với thực tiễn. Và tổng cộng tỷ lệ tín dụng cho nó (bất động sản- PV) thì vẫn phải giảm. Đấy chính là chống lạm phát, là kiểm soát dòng tiền”, ông Nam nói.

Vị Thứ trưởng cũng khẳng định rằng, điều cơ bản là Bộ Xây dựng ủng hộ Nghị quyết 11 của Chính phủ là kiểm soát dòng tiền và giảm tín dụng vào bất động sản.

“Còn đề xuất kiến nghị “giải cứu” thị trường bất động sản không phải là lợi ích của Bộ Xây dựng, cũng chẳng phải là lợi ích của nhóm nào cả mà là vì nền kinh tế”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định.

Ông phân tích, thực tế, bất động sản không phải là đối tượng gì cả mà là ngành quan trọng trong kinh tế quốc dân, có tính chất cầu kéo. Bất động sản phát triển là đất nước phát triển.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng tiết lộ, hôm nay (30/6), Bộ Xây dựng sẽ có báo chi tiết về đề xuất trên để trình Thường trực Chính phủ (tại kỳ họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 - PV) và đề xuất có được thông qua hay không thì còn phải đợi kết luận của Thủ tướng.


DiaOcOnline.vn - Theo VnEconomy

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Liên Hệ


 Liên hệ:  
HOÀNG ANH HÙNG
 ĐT:       0935.73.73.73
Email:    hunghoanganh2999@gmail.com
Để được tư vấn và hướng dẫn đi tham quan dự án miễn phí mỗi ngày bằng xe 7 chỗ đời mới!
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons