/*--
*/

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Đô Thị Mới Phước An

Đô Thị Mới Phước An

Nằm trong thành phố mới Nhơn Trach, vệ tinh của Sài Gòn, khu đô thị mới Phước An sở hữu trong mình nhiều tiềm năng về vị trí, địa hình và hạ tầng kĩ thuật, xã hội hứa hẹn là chốn an cư tiện ích và tuyệt vời cho cuộc sống của bạn

 Vị trí dự án
Cách TP.HCM khoảng 15km, ĐTM Phước An có diện tích 150ha, nằm hai bên trục giao thông chính của Thành phố mới Nhơn Trạch ngay mặt tiền Đường Số 1 rộng 53m, gần Trung Tâm Hành Chính, ngân hàng, trường học…về Q9 cũng chỉ 15phút bằng cầu Nhơn Trạch.



Dự án được chính phủ chọn dựa vào tiềm năng thực thụ cũng như vị trí chiến lược đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển BĐS hiện nay như:
- Phát triển về hướng Đông
- Phát triển dựa vào CSHT thiết yếu như Cầu , Cảng, Sân Bay
- Phát triển dựa trên vị trí của các vùng kinh tế đã phát triển như: Sài Gòn – Biên Hòa – Vũng Tàu
- Phát triển dựa vào sự kết nối huyết mạch như đường quốc lộ, vành đai.

Tiện ích

Với độ cao 20m so với mực nước biển và cấu trúc địa tầng vững chắc, việc lựa chọn nơi đây đã được tính trước diễn biến phức tạp của tình trạng biến đổi khí hậu, giao thông đô thị trong tương lai nhằm tránh tình trạng kẹt xe, ngập lụt như các đô thị không được quy hoạch đồng bộ.


 Dự án có tính chất của một khu đô thị hoàn chỉnh với nhiều công trình công cộng đồng bộ và hiện đại: Trung tâm tài chính Ngân Hàng, Trung tâm thương mại – dịch vụ, siêu thị, khách sạn, trường học, chợ… hạ tầng đã hoàn thiện. Kết nối giao thông với cụm Cảng quốc tế Long Thành, Cát Lái, Phước An, Cái Mép. Gần ĐTM Đông Sài Gòn, liền kề dự án Berjaya(Malaysia) và nhiều dự án khác.


Với trên 30 Cảng chuyên dùng và 6 KCN Nhơn Trạch với hàng ngàn ha được lấp đầy và đã đi vào hoạt động – Nhơn Trạch phát triển là điều tất yếu.
 

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Ngân hàng “nới van” tín dụng cho nhà thu nhập thấp

Việc dự án nhà thu nhập thấp (TNT) Kiến Hưng vừa chính thức được một ngân hàng thương mại cho vay được xem là động thái tích cực cho việc nới lỏng tín dụng. Nhưng điều đó cũng thể hiện những hạn chế trong việc tiếp cận vốn ưu đãi.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam.


Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam

* Sự kiện Ngân hàng Vietinbank vừa ký hợp đồng tài trợ vốn cho dự án nhà TNT Kiến Hưng (Hà Đông – Hà Nội) với khoản vay lên tới 300 tỷ đồng trong bối cảnh các ngân hàng đang phải chịu sức ép về thắt chặt tín dụng. Ông nhận định thế nào về việc này?

Tôi nghĩ rằng, chúng ta đã có những động thái đáng khích lệ và đúng hướng, ngân hàng bắt đầu “nới van” cho các dự án nhà ở, đặc biệt là đối với những dự án nhà ở TNT.

Việc ký kết tài trợ vốn của Ngân hàng Vietinbank lần này cũng minh chứng cho hoạt động uyển chuyển mềm mại hơn từ phía các ngân hàng, đồng thời khẳng định chủ trương của Đảng và nhà nước trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, chống lạm phát.

* Theo quy định, các dự án nhà TNT sẽ được vay vốn từ Ngân hàng phát triển với lãi suất ưu đãi, nhưng tại sao chủ đầu tư dự án này là Vinaconex Xuân Mai lại phải vay tiền từ một ngân hàng khác với lãi suất thương mại?
Quyết định 67 của Thủ tướng quy định, các doanh nghiệp phát triển nhà ở TNT được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam nhưng cho đến nay, số lượng dự án cũng như lượng vốn mà Ngân hàng phát triển Việt Nam tài trợ cho các dự án TNT còn rất hạn chế.

Theo tôi, ở đây có 2 khía cạnh. Về phía khách quan, Ngân hàng phát triển cũng có những khó khăn nhất định trong việc huy động vốn trên thị trường mà Chính phủ lại giao nhiệm vụ huy động vốn cho rất nhiều chương trình, nhiều dự án quan trọng.

Nhưng về phía chủ quan, tôi cho rằng lãnh đạo Ngân hàng phát triển Việt Nam cũng chưa nhận thức đúng cái tầm quan trọng, chưa tham gia mạnh mẽ, thể hiện vai trò của mình một cách đúng mức trong chính sách nhà ở TNT. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải ngân hàng thương mại, và khi vay ngân hàng thương mại thì giá thành sẽ đổ vào đầu người mua.


Vay với lãi suất thương mại vẫn được xem là động thái tích cực trong bối cảnh siết chặt tín dụng (ảnh phối cảnh nhà TNT Kiến Hưng)

* Ông từng nói rằng để tháo gỡ khó khăn, doanh nghiệp cần tập trung vào phân khúc có tính thanh khoản cao nhưng ngay cả dự án nhà TNT trong thời gian gần đây cũng lình xình chuyện bị “ế”. Vậy thì doanh nghiệp làm sao mà thoát khỏi bế tắc về vốn được?

Tôi xin khẳng định là nhà TNT không ế tý nào. Cụ thể như ở dự án nhà TNT Sài Đồng do Handico làm chủ đầu tư, tôi kiểm tra rất cụ thể trong số khoảng 420 căn hộ đã được khách hàng đăng ký mua nhà, chỉ có 20 người không ký hợp đồng (chiếm chưa đến 5%), còn lại tất cả đều đã ký hợp đồng.

Một dự án khác nhà TNT Đặng Xá (Gia Lâm) do Viglacera làm chủ đầu tư, hiện nay số khách hàng nộp đơn mới được trên một nửa so với gần 1000 căn hộ là do UBND Tp Hà Nội giới hạn đối tượng theo địa bàn, còn đúng ra theo chính sách là toàn bộ người dân ở trên thành phố Hà Nội là đều được quyền mua.

Về việc này, chúng tôi đã có văn bản gửi UBND Tp Hà Nội đề nghị có điều chỉnh lại mở rộng đối tượng đúng theo quyết định 67 và không giới hạn theo địa bàn. Nhu cầu về nhà ở xã hội hiện nay vẫn rất cao vì thế cũng ko thể nói là thừa. 

* Nhiều ý kiến cho rằng, nhà TNT ở Hà Nội còn cao hơn nhà thương mại ở Tp HCM. Ông nghĩ sao?

Chỉ tính riêng ở Hà Nội, giá nhà giữa các dự án là khác nhau. Chúng ta đang tổ chức phát triển nhà TNT chủ yếu theo cơ chế thương mại có sự hỗ trợ và kiểm soát của nhà nước. Ví dụ như doanh nghiệp phải đền bù GPMB cho người dân theo giá thị trường, rồi mỗi nơi một khác, mức độ hoàn thiện, vị trí, quy mô căn hộ các dự án khác nhau khiến giá thành cũng khác nhau. 

Bởi vậy, ngay trong ở Hà Nội chúng ta cũng không thể so sánh giữa các dự án với nhau. Còn giữa Hà Nội với Tp HCM lại càng không thể có sự so sánh bởi từ xưa đến nay, nhà ở Hà Nội luôn đắt hơn Tp HCM… 

Xin cảm ơn ông!
DiaOcOnline.vn - Theo Dân Trí

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Tiến Độ Thanh Toán

Đặt cọc 30.000.000/nền sau 03 –> 07 ngày ký hợp đồng đợt Đợt 1 :   30%    (ngay khi ký hợp đồng).

Đợt 2 :   20%    (3 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 3 :   10%    (5 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 4 :   10%   (7 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 5 :   10%    (9 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 6 :   10%    (12 tháng sau khi ký hợp đồng). 
Đợt 7 :   5%     (15 tháng sau khi ký hợp đồng).
Đợt 8 :   5%      (khi ký biên bản giao nền).

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Đất ven Sài Gòn tăng giá, nội thành đứng yên

 Tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương đất nền và căn hộ rục rịch bước vào đợt tăng giá mà vẫn thu hút nhà đầu tư với nhiều giao dịch thành công. Trong khi đó, địa ốc TP HCM có chiều ngược lại, đứng giá và ít bán mua Khảo sát của VnExpress.net, đầu tháng 5, thị trường bất động sản phía Nam tiếp tục hút vốn ở các khu vực giáp ranh TP HCM. Giá bán trên thị trường tự do của dòng sản phẩm nhà đất ven đô cũng tăng trung bình 10-15%.


Khách hàng đang xem chi tiết nhà đất vùng ven thuộc các tỉnh giáp ranh TP HCM => khu đô thị mới Phước An- Nhơn Trạch - Đồng Nai

Dự án đất nền tại Long An Everluck Residence được rao bán giai đoạn 3 vào đầu quý II đã tăng giá 5% so với hồi quý I. Riêng tại huyện Cần Giờ nằm ở rìa phía đông TP HCM đột ngột hút nhà đầu tư săn đất nền vào cuối tháng 4 với mức giá 2,2-3 triệu đồng mỗi m2 loại đất trồng cây lâu năm. Đây là mức giá khá cao so với mặt bằng chung của huyện, bởi lẽ theo khung giá đất của UBND TP HCM ban hành, đất huyện Cần Giờ được xếp vào hạng thấp nhất, trung bình vài trăm nghìn đồng mỗi m2.

Thống kê từ hệ thống sàn giao dịch bất động sản Vinaland tại TP HCM, trong một tuần qua, chỉ có giá đất nền ở khu Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, tăng 0,1% tương đương 100.000 đồng mỗi m2. Còn lại, hầu hết giá căn hộ và đất nền tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố có tỷ lệ tăng giá bằng 0%.


Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc ACBR Phạm Văn Hải giải thích: "Nhà đất vùng ven hút khách và tăng giá vì giá bán khởi điểm còn thấp".

Theo ông Hải, đa số nhà đầu tư và khách hàng dồn tiền nhàn rỗi vào dòng sản phẩm ven đô đều có chung kỳ vọng, khi hạ tầng liên vùng hoàn thiện, kết nối tốt thì khả năng sinh lời sẽ cao. Trong khi đó, nhà đất nội thành TP HCM giá hiện nay đã ngất ngưỡng, hạ tầng cũng chưa tạo ra nhiều đột biến, nên bất động sản nội đô đang bước vào giai đoạn bão hòa về giá, bị giảm sức hút đối với nhà đầu tư.

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Phúc Khang, Luk Ban La phân tích, ba tỉnh giáp ranh TP HCM gồm: Đồng Nai, Bình Dương và Long An vẫn còn đất nền nên dòng vốn chắc chắn sẽ tiếp tục đổ về thị phần này. "Ngày càng có nhiều đường liên tỉnh, cao tốc, cầu kết nối TP HCM theo trục phía Đông và phía Nam nên nhiều khả năng giá nhà đất vùng ven sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới", ông La nói.


Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, dòng vốn chảy vào bất động sản ngoại đô trong khi giá nhà đất khu vực nội thành đứng im một thời gian dài vì Sài Gòn đã sắp hết đất nền giá rẻ, còn căn hộ chung cư giá lại quá cao. Trong giai đoạn tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định, các kênh đầu tư còn bấp bênh, gửi tiền vào đất giá rẻ được nhiều điểm lợi. "Một là kỳ vọng tăng giá để sinh lời, hai là không cần vốn mạnh cũng có thể sở hữu bất động sản. Đây cũng là kênh tiết kiệm ít rủi ro trong trung và dài hạn vì tiền đầu tư không bị trượt giá", một chuyên gia nhận xét.

Theo VNEXPRESS

Bộ Xây dựng đề xuất “giải cứu” thị trường bất động sản

Lãnh đạo Bộ Xây dựng nói về đề xuất “giải cứu” bất động sản

Việc đề xuất kiến nghị “giải cứu” thị trường bất động sản không phải là lợi ích của Bộ Xây dựng, cũng chẳng phải là lợi ích của nhóm nào cả mà là vì nền kinh tế. Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định với Báo chí chiều ngày 29/6, sau khi Bộ vừa có đề xuất gửi tới Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Cụ thể, Bộ Xây dựng chính thức đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và hướng dẫn các ngân hàng thương mại điều chỉnh tỷ trọng các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản.

Hiện có nhiều thông tin trái chiều bình luận về những đề xuất này. Nhiều ý kiến cho rằng cứ để thị trường bất động sản diễn ra theo quy luật vốn có của nó chứ không cần phải “giải cứu”.

Trong các phản hồi , nhiều ý kiến khác cũng nhìn nhận rằng, chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với lĩnh vực bất động sản thời gian qua là hoàn toàn đúng đắn; nên tiếp tục duy trì chính sách này, đặc biệt, đây là thời điểm để đưa giá bất động sản về gần với giá trị thực của chúng.

Không những thế, một số quan điểm lý giải việc đề xuất “giải cứu” cho thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng là “để cứu nhóm lợi ích hơn là lành mạnh hóa thị trường và hỗ trợ tích cực những người có nhu cầu thực mà chưa tiếp cận được với nhà ở…” (?).

Khi chuyển những phản hồi trên trước đề xuất của Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thẳng thắn nói: nhiều người còn chưa hiểu, chưa nắm rõ được đề xuất của Bộ Xây dựng, vì Bộ không đề xuất nới lỏng tín dụng mà là đề xuất chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với các khoản mục bất động sản.

“Trong lĩnh vực bất động sản có rất nhiều thành phần cho vay khác nhau. Đề xuất ở đây chỉ là chuyển đổi từ cái này sang cái kia cho linh hoạt, cơ cấu lại tỷ trọng tín dụng các thành phần bất động sản cho đúng hướng và phù hợp với thực tiễn. Và tổng cộng tỷ lệ tín dụng cho nó (bất động sản- PV) thì vẫn phải giảm. Đấy chính là chống lạm phát, là kiểm soát dòng tiền”, ông Nam nói.

Vị Thứ trưởng cũng khẳng định rằng, điều cơ bản là Bộ Xây dựng ủng hộ Nghị quyết 11 của Chính phủ là kiểm soát dòng tiền và giảm tín dụng vào bất động sản.

“Còn đề xuất kiến nghị “giải cứu” thị trường bất động sản không phải là lợi ích của Bộ Xây dựng, cũng chẳng phải là lợi ích của nhóm nào cả mà là vì nền kinh tế”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định.

Ông phân tích, thực tế, bất động sản không phải là đối tượng gì cả mà là ngành quan trọng trong kinh tế quốc dân, có tính chất cầu kéo. Bất động sản phát triển là đất nước phát triển.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng tiết lộ, hôm nay (30/6), Bộ Xây dựng sẽ có báo chi tiết về đề xuất trên để trình Thường trực Chính phủ (tại kỳ họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 - PV) và đề xuất có được thông qua hay không thì còn phải đợi kết luận của Thủ tướng.


DiaOcOnline.vn - Theo VnEconomy
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons